Bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa nhưng chưa biết cách tính giá bán lẻ như thế nào cho hợp lý? Bài viết này là những thông tin về các yếu tố chi phối giá bán lẻ và cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa tối ưu lợi nhuận, thu hút đông khách hàng, mời các bạn theo dõi nhé!
Xem Nhanh
Vai trò của việc tính giá bán lẻ hàng hóa
Người tiêu dùng luôn muốn mua được sản phẩm chất lượng tốt với mức giá rẻ nhất. Nhưng nếu bán giá quá rẻ để thu hút nhiều khách mua hàng, thì nguồn chi phí hoạt động sẽ không cân đối khiến việc kinh doanh cửa hàng bị lỗ.
Vì thế, nắm được cách tính phù hợp sẽ đảm bảo thu hút và giữ chân khách hàng. Khi đó, số lượng hàng hóa bán ra tăng lên giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho chủ tiệm.
Xem thêm: Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn
Nguyên tắc chung cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa trong tiệm tạp hóa
Khi tính giá bán lẻ hàng hóa thì chủ tiệm cần tuân thủ nguyên tắc thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá nhập và giá bán hàng. Bên cạnh đó, giá bán lẻ cuối cùng phải bao gồm cả các chi phí marketing, quảng cáo quản lý bán hàng. Cụ thể, cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa được tính theo công chức sau:
Giá bán lẻ = giá nhập hàng + chi phí duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả nghĩa vụ thuế) + lợi nhuận mong muốn
Các yếu tố quan trọng quyết định giá bán lẻ hàng hóa
Cách tính tại mỗi khu vực, địa điểm kinh doanh khác nhau. Vì chủ tiệm cửa hàng cần nghiên cứu kỹ càng các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán lẻ cuối cùng của tiệm mình như:
Địa điểm kinh doanh
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá bán lẻ hàng tạp hóa đó chính là địa điểm kinh doanh. Mỗi địa điểm, khu vực kinh doanh có mật độ dân cư, mức thu nhập trung bình và mức sống hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, nhu cầu về đồ dùng, sản phẩm hàng hóa không giống nhau. Đặc biệt là khu vực thành phố sẽ có giá bán lẻ hàng hóa khác nông thôn, khu vực đường lớn sẽ có giá bán sản phẩm khác với các cửa hàng trong ngõ.
Lý do có sự chênh lệch này là do chi phí mở cửa hàng tại thành phố, khu đường lớn thường cao hơn. Đồng thời khả năng tài chính của dân cư nơi đây cũng mạnh hơn khu vực nông thôn. Do đó, để phát triển công việc kinh doanh hàng tạp hóa của mình bạn cần xác định được phù hợp với dân cư tại địa điểm kinh doanh.
Xem thêm: Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu
Chi phí hoạt động và quản lý cửa hàng
Các khoản chi phí cho hoạt động, quản lý cửa hàng như tiền điện, chi phí mặt bằng, chi phí mua kệ bán hàng tạp hóa, thiết bị, tiền lương nhân viên, khấu hao tài sản, chi phí phần mềm quản lý,… Khi bạn càng tối ưu chi phí này thì giá thành sản phẩm của bạn càng hợp lý. Điều này sẽ thu hút được nhiều khách hàng tới cửa hàng và đương nhiên bạn sẽ càng thu được nhiều tiền lãi. Khi có nhiều lãi, bạn có thể đầu tư thêm hàng, tạo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn.
Giá vốn sản phẩm
Giá vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp:
- Ngành bán lẻ này có sức cạnh tranh rất lớn, 1 khu vực có thể có nhiều cửa hàng và giá bán lẻ cũng có sự chênh lệch dù không đáng kể.
- Nhu cầu mua hàng tạp hóa lớn nên lượng hàng bán và doanh thu vô cùng cao. Tức là mặt hàng nào càng bán được nhiều thì có cạnh tranh càng cao. Vì thế giá bán lẻ hàng tạp hóa theo giá vốn là hợp lý nhất.
Chiến lược kinh doanh của chủ cửa hàng
Chiến lược kinh doanh cũng là yếu tố ảnh hưởng gia đem lại lợi nhuận như mong muốn. Giai đoạn đầu bạn thực hiện chiến lược giá thấp, lợi nhuận thu được dù chỉ đủ bù vào chi phí quản lý. Nhưng đổi lại bạn xây dựng được tệp khách hàng quen thuộc. Khi tệp khách hàng này đủ lớn thì bạn có thể điều chỉnh tăng giá bán để đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Tùy theo tình hình thị trường, cũng như mong muốn mà bạn có thể đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả để tạo nguồn lợi nhuận lâu dài. Để làm được điều này, bạn cần có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong kinh doanh để áp dụng phù hợp nhất.
Các yếu tố cạnh tranh
Kinh doanh hàng tạp hóa chắc chắn không thể tránh khỏi các yếu tố cạnh tranh từ cửa hàng xung quanh. Người mua sẽ so sánh giá bán từng mặt hàng của tiệm bạn với cửa hàng xung quanh. Vì thế, ở các khu vực có yếu tố cạnh tranh cao thì càng cần phải sát sao, phù hợp với giá trong khu vực.
Ngành hàng và phân khúc giá
Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa còn phụ thuộc vào ngành hàng và phân khúc giá nhập.
Nếu giá nhập sản phẩm cao thì tỷ lệ lợi nhuận càng thấp. Ví dụ nếu giá nhập là 100.000 VNĐ thì tỷ suất lợi nhuận bạn thu được là 10%, nhưng nếu nhập với giá 20.000VNĐ thì có thể thu được 15% lợi nhuận.
Đặc biệt, sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm ngành hàng thiết yếu, phổ biến thì sẽ có mức lợi nhuận thấp hơn. Tức là giá bán lẻ thường chỉ cao hơn giá nhập khoảng 5 – 10%. Các nhóm sản phẩm thuộc ngành mỹ phẩm sẽ có mức lợi nhuận từ 12 – 20 %. Hoặc các dòng sản phẩm thuộc nhóm ngành văn phòng phẩm, đồ gia dụng, đồ chơi,…sẽ có mức lợi nhuận cao hơn hẳn.
Tiền marketing hoặc chạy quảng cáo online
Khi áp dụng tính giá bán lẻ hàng tạp hóa thì không thể bỏ qua khoản tiền marketing, chạy quảng cáo. Bạn cần cân bằng giữa chiến lược marketing với giá cả cuối cùng để đạt hiệu quả bán hàng tốt nhất.
Ví dụ, nếu bạn xây dựng được chiến lược marketing giá cao mà khi bạn đặt giá bán lẻ quá thấp sẽ khiến bạn bị lỗ.
Xem thêm : Cửa hàng tạp hóa đẹp nhất 2022
Các bước tính giá bán lẻ hàng tạp hóa chi tiết
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa, đừng bỏ lỡ nhé.
Bước 1: Xác định chi phí
Các khoản chi phí bạn cần xác định trước khi đưa ra giá bán lẻ cuối cùng là:
- Chi phí nhập hàng của từng sản phẩm dựa vào đơn mua hàng từ bên nhập.
- Chi phí thuê mặt bằng.
- Chi phí điện nước hằng tháng.
- Chi phí thuê nhân viên bán hàng nếu có.
- Chi phí đóng thuế cho nhà nước.
- Chi phí phát sinh tùy cửa hàng.
Bước 2: Phân tích mặt hàng thuộc nhóm ngành hàng nào, phân khúc giá của đối thủ cạnh tranh
Để xác định được chi tiết mức độ lợi nhuận, bạn cần phân tích hàng hóa thuộc nhóm ngành hàng nào, phân khúc giá nhập và giá bán cạnh tranh của đối thủ. Không nên bán giá cao quá so với mặt bằng khiến khó bán, cũng không nên thấp quá khiến bạn bị lỗ.
Bước 3: Xác định mức giá bán lẻ cuối cùng dựa căn cứ vào nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng
Bước 4: Xác định mức giá bán lẻ
Bạn có thể xác định giá qua cách sau: Giá bán lẻ x ( 1+ tỷ xuất lợi nhận)
Chi phí gồm giá vốn, chi phí vận chuyển, chi phí hoạt động. Việc tính lợi xuất sẽ giúp bạn tính toán giá bán lẻ chuẩn xác hơn.
Bước 5: Điều chỉnh mức giá phù hợp theo hiệu quả kinh doanh
Sau 1 thời gian hoạt động cửa hàng bạn nên đo lừa hiệu quả để điều chỉnh các mức giá phù hợp
Khách hàng không hài lòng, mức giá quá cao, lợi nhuận bán không tốt, không đạt chỉ tiêu => Điều chỉnh giảm giá xuống
Mức giá thấp tỷ lệ lãi thấp, chịu lỗ so với kì vòng => Điều chỉnh tăng giá
Một số phương pháp khác tham khảo cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa
Chúng ta còn có các phương pháp tính khác cụ thể:
Tham khảo từ một số cửa hàng tạp hóa khác
Để thu hút và giữ chân khách hàng, bạn cần phải đảm của tiệm mình không cao hơn đối thủ cạnh tranh. Nếu giá cao hơn, bạn sẽ phải có lợi thế về chất lượng vượt trội để tạo sự khác biệt, vị trí của hàng đắc địa và tạo được cảm giác thoải mái cho khách mua hàng.
Xem thêm: Cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ
Khảo sát giá qua người tiêu dùng và khách hàng mua hàng
Khách hàng cũng là nguồn tài liệu vô giá giúp bạn tham khảo phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần có cách tiếp nhận ý kiến có chọn lọc để đề phòng trường hợp khách nhớ giá không chính xác.
Tham khảo giá qua sale cung cấp hàng hóa
Nhân viên kinh doanh sẽ giúp bạn biết được mức giá bán lẻ phổ biến trên thị trường. Từ những nguồn thông tin tổng hợp được qua sale cung cấp hàng hóa, bạn sẽ chọn được mức giá bán lẻ phù hợp nhất
Xem thêm : Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tốt nhất hiện nay
Phương pháp tạo đòn tâm lý mua hàng giá rẻ cho khách hàng
Một số phương pháp thu hút khách mua hàng là đánh đòn tâm lý mua hàng giá rẻ của khách. Cụ thể:
1. Tạo nhiều chương trình khuyến mại
Chương trình khuyến mãi có tác dụng kích cầu mua sắm ở thời gian ngắn. Khác với việc bạn bán giá thấp rồi tăng giá lên sau, phương pháp khuyến mãi cùng các khẩu hiệu, banner ở cửa hàng sẽ mang đến hiệu ứng tiêu dùng tốt hơn.
2. Tạo cảm giác sản phẩm có giá bán rẻ
Thông thường, khách mua sẽ không có quá nhiều thời gian để đánh giá toàn bộ sản phẩm của bạn với đối thủ. Họ sẽ chỉ nhớ giá một số mặt hàng thông dụng. Do vậy, bạn cần tạo được cảm giác khách hàng mua được hàng giá rẻ hơn đối thủ.
Về ngắn hạn, bạn sẽ mất một khoản lợi nhuận nhưng về lâu dài thì bạn sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tính giá bán lẻ hàng tạp hóa thông minh là xác định được cái nào nên ăn lời nhiều và cái nào lời ít.
3. Hiệu ứng chim mồi
Hiệu ứng chim mồi không còn quá xa lại với người kinh doanh bán lẻ nhưng với ngành hàng tạp hóa thì ít được sử dụng vì số lượng nhiều. Tuy nhiên, phương pháp hiệu ứng chim mồi vân hiệu quả khi bạn nhập kết hợp nhiều size sản phẩm để khách hàng lựa chọn thoải mái. Sản phẩm nhỏ nhất sẽ được mua nhiều và lời nhiều, sản phẩm lớn sẽ giúp người dùng tiết kiệm hơn và tiền lời mang lại cho bạn cũng không kém.
4. Tích điểm khi mua hàng
Tích điểm sẽ giúp cửa hàng tích lũy được tệp khách hàng thân thiết. Các cửa hàng tạp hóa nên dành 1-2 % doanh thu để triển khai những chương trình tích điểm, chiết khấu cho khách hàng.
5. Tặng quà kèm theo khi mua hàng
Mua hàng được tặng quà là phương pháp hữu hiệu giúp khách mua hàng cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi đến với tiệm của bạn. Khi đã tạo được thói quen cho khách đến mua sắm hàng hóa tại tiệm của mình, bạn có thể tăng giá bán lên một chút cũng không ảnh hưởng gì.
Trên đây là cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa chi tiết, hiệu quả nhất hiện nay. Cùng các phương pháp thu hút và giữ chân khách hàng thành công dành cho những ai đang có nhu cầu mở cửa hàng bán tạp hóa. Nếu bạn có nhu cầu mua kệ để hàng tạp hóa chất lượng với chi phí tối ưu, đừng quên liên hệ với giá kệ Zatec theo địa chỉ dưới đây nhé!
LIÊN HỆ VỚI ZATEC
Showroom: 09, LK 06, Dọc Bún 1, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
Địa chỉ: 07, Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 096.313.2714 / 0977.759.648
Gmail: sales.zatec@gmail.com
Facebook: facebook.com/zatecvn
Website: giakezatec.com
Xem thêm: