Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì? Thủ tục mở mới nhất 2023

Mở cửa hàng tạp hóa có lẽ là mong muốn của nhiều người bởi cơ hội phát triển kinh doanh cao với mức đầu tư trung bình trên thị trường hiện nay. Không những thế việc làm này còn giúp đa số những người đang sống ở nông thôn có thể tận dụng ngay nhà ở của mình để làm nơi kinh doanh. Nhưng làm thế nào để mở cửa hàng đúng cách khi ta không biết mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ băn khoăn đó.

Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Để mở hàng cửa hàng tạp hóa và đi vào hoạt động kinh doanh, bạn cần phải đảm bảo đáp ứng 3 loại giấy tờ sau:

1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

2. Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

3. Giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Phân biệt cửa hàng bán tạp hóa và siêu thị mini

Đầu tiên chúng ta sẽ đi phân tích về hai khái niệm cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini mà nhiều người hay nhầm lẫn. 

Cửa hàng tạp hoá và siêu thị mini đều nằm trong danh mục cửa hàng bán lẻ. Về cơ bản, cửa hàng tạp hoá sẽ thiên về lối thanh toán truyền thống với các máy móc và công cụ hỗ trợ đã có từ lâu. Nhưng ngược lại siêu thị mini sẽ sử dụng nhiều thiết bị hiện đại, khách hàng được tự chọn sản phẩm và thanh toán ngay tại quầy. Tuy vậy gần đây các cửa hàng tạp hoá cũng đã dần thay đổi phương thức thanh toán của mình, tối ưu hoá các quy trình với sự hỗ trợ của máy móc để các công việc được hoàn thành chính xác và nhanh chóng hơn.

Các cửa hàng tạp hoá thường chỉ cần xin giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, có đủ điều kiện lưu trữ các sản phẩm khô và đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy vì hình thức kinh doanh này thường nhỏ, ít tập trung vào các loại thực phẩm có nguyên liệu tươi sống. Với các sản phẩm có cồn như rượu, chứa chất kích thích như thuốc lá, cửa hàng cần có thêm giấy phép kinh doanh các mặt hàng này. Các cửa hàng tạp hoá sẽ thường lựa chọn đăng ký kinh doanh theo hộ cá thể.

Tại siêu thị mini, hệ thống thanh toán sẽ phức tạp hơn với số lượng hàng hoá và nhân viên đông hơn, do vậy họ sẽ đăng ký kinh doanh dạng doanh nghiệp. Ngoài các giấy tờ giống với cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini còn cần thêm giấy phép kinh doanh các mặt hàng tươi sống, giấy phép đủ điều kiện để chế biến các loại thực phẩm. Và đặc biệt nhân sự làm việc tại đây đều cần có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với những thông tin trên, ta có thể khẳng định việc kinh doanh siêu thị mini sẽ khó khăn và phức tạp hơn, do vậy với những người mới, các bạn nên lựa chọn mở cửa hàng tạp hoá để trước hết làm quen với các văn bản chính quy cần có.

Xem thêm: Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn còn hiệu quả

Phân biệt cửa hàng bán tạp hóa và siêu thị mini
Phân biệt cửa hàng bán tạp hóa và siêu thị mini

Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa 

Sau đây là những thủ tục mở cửa hàng tạp hóa bạn cần biết khi muốn mở một cửa hàng dành cho riêng mình: 

Các thông tin đăng ký giấy phép kinh doanh

Như đã nói ở trên với cửa hàng tạp hoá, ta sẽ đăng kí theo hình thức hộ cá thể và tuân theo các trình tự dưới đây.

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh được quy định:

Người đại diện (đối với gia đình, cá nhân hay nhóm cá nhân) sẽ gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính – kế hoạch ỦY Ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Trên giấy tờ, người đề nghị cần ghi rõ và đầy đủ những thông tin theo hướng dẫn dưới đây:

  • Tên hộ kinh doanh và địa điểm kèm theo
  • Số vốn dùng để kinh doanh
  • Ngành, nghề được lựa chọn để kinh doanh
  • Số lao động
  • Họ tên kèm theo địa chỉ cư trú và ngày cấp Căn cước công dân hoặc Chứng minh thư hoặc có thể là hộ chiếu của người viết đơn đề nghị
Các thông tin đăng ký giấy phép kinh doanh
Các thông tin đăng ký giấy phép kinh doanh

Lưu ý bạn lựa chọn ghi thông tin của loại giấy tờ nào thì cần đem theo bản sao công chứng của giấy tờ đó đến cơ quan nhận đơn. Riêng trường hợp kinh doanh theo nhóm thì cần biên bản cả nhóm chấp thuận việc thành lập hộ kinh doanh.

Một vài trường hợp cần đến chứng chỉ hành nghề thì bạn cần photo và công chứng đầy đủ của người đại diện, cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Một số những ngành, nghề cần đến cả vốn pháp định thì bạn cần đến các cơ quan có thẩm quyền xin được cấp và nộp bản sao đi với các giấy tờ trên. 

3 loại giấy tờ xin khi đăng ký giấy phép kinh doanh

Để xin đăng ký giấy phép kinh doanh, bạn cần chuẩn bị 3 loại giấy tờ dưới đây:

1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

2. Bản sao có công chứng các giấy tờ cần thiết như Căn cước công dân, Chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. 

3. Hợp đồng thuê địa điểm để kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nơi mà bạn dùng để mở cửa hàng tạp hoá. Trong cả hai trường hợp là sử dụng đất đi thuê và đất của gia đình thì bạn đều cần đến nó

3 loại giấy tờ xin đăng ký giấy phép kinh doanh
3 loại giấy tờ xin đăng ký giấy phép kinh doanh

Lệ phí làm thủ tục mở cửa hàng tạp hóa bao nhiêu

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần ( theo thông tư 176/2012/TT-BTC). Đây là một mức giá vừa phải cho các gia đình đang muốn kinh doanh. Khi đi làm thủ tục bạn hãy nhớ kiểm tra kỹ càng để tránh quên và không thể xin cấp giấy được.

Mẫu giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa sẽ có trong vòng 3 ngày, vì vậy bạn cần chú ý theo dõi và nếu như vẫn chưa được nhận hoặc hướng dẫn sửa đổi, bạn nên thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

Chắc hẳn việc đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu cũng khiến bạn băn khoăn. Nơi để bạn đăng ký giấy phép kinh doanh là cơ quan đăng ký giấy phép cấp huyện nơi bạn lựa chọn đặt cửa hàng tạp hóa của mình.

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

Đóng thuế kinh doanh như nào?

Sau khi được cấp giấy, bạn cần đến chi cục thuế trực thuộc quận hoặc huyện để kê khai và nộp phí trong vòng 30 ngày. Đối với cửa hàng tạp hoá thường cần nộp 2 khoản thuế. Một là khoảng 500.000 vnđ cho thuế môn bài, 300 đến 500 nghìn đồng cho thuế kinh doanh. Thuế kinh doanh thường được yêu cầu đóng trước theo quý, bạn cũng không cần mua hoá đơn hàng hoá nữa.

Xem thêm : Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tốt nhất 2022

Các bước xin giấy phép kinh doanh tạp hóa

Đối với câu hỏi mở cửa hàng tạp hoá cần giấy tờ gì thì sau khi tìm hiểu được các giấy tờ cần thiết, bạn cần biết cụ thể các bước để thực hiện như sau:

Bước 1: Tải mẫu giấy đề nghị đăng ký kinh doanh từ website hoặc đến tận địa chỉ của các cơ quan cấp huyện để nhận mẫu này.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin theo mẫu. Chú ý đến xem các giấy tờ như Căn cước công dân, chứng minh thư hoặc hộ chiếu của bạn có còn hiệu lực hay không.

Bước 3: Sau khi nộp tất cả các giấy tờ đầy đủ, bạn chỉ việc chờ đợi trong vòng 3 ngày, nếu có sai sót, cơ quan có thẩm quyền sẽ liên hệ để bạn sửa đổi và bổ sung thông tin.

Kinh nghiệm khi đi xin phép đăng ký giấy phép kinh doanh

Kinh nghiệm khi đi xin giấy phép đăng ký kinh doanh là bạn cần chuẩn bị các giấy tờ một cách đầy đủ. Bản photo cần có công chứng rõ ràng. Bên cạnh đó khi trong vòng ba ngày mà bạn không nhận được phản hồi từ các cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể khiếu nại theo quy định của pháp luật. Không nên kinh doanh khi không có giấy phép vì như vậy bạn chắc chắn sẽ bị phạt với số tiền rất lớn, có thể từ 5 đến 10 triệu đồng.

1. Không nên đăng ký theo hình thức công ty

Do việc vận hành báo cáo một công ty có tính chất phức tạp hơn so với một hộ kinh doanh cá thể cho nên khi đi đăng ký, bạn không nên lựa chọn hình thức này, đặc biệt là với người mới, nó có thể gây nên những khó khăn và phiền phức không đáng có dành cho bạn.

Không nên đăng ký theo hình thức công ty
Không nên đăng ký theo hình thức công ty

2. Đàm phán thuế để được áp ở mức trung bình

Mức doanh thu mà cán bộ thuế thường áp cho các cửa hàng mới mở là 300.000đ đến 500.000đ. Đây là mức thuế tối thiểu dựa trên tình hình doanh thu của cửa hàng tạp hoá.

Nếu cửa hàng bạn kinh doanh thuận lợi và có doanh số cao thì mức thuế này sẽ trở thành một lợi thế quan trọng tuy nhiên trong trường hợp ngược lại nó sẽ trở thành nhược điểm mà bạn không thể thay đổi khi tranh cãi với cơ quan thu thuế.

3. Nhập ít hàng trước khi làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Chúng tôi cho rằng mình cần nhấn mạnh tầm quan trọng của giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Như đã nói ở trên, mẫu giấy này còn cần thiết hơn cả so với giấy phòng cháy chữa cháy. Loại giấy tờ này sẽ đảm bảo việc kinh doanh cửa hàng tạp hoá được thuận lợi hơn. Nhưng nếu như bạn đã lỡ nhập quá nhiều các mặt hàng mà chưa có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn sẽ cần đến những chiếc kệ bán hàng tạp hóa sắp xếp chúng một cách gọn gàng. Để tiết kiệm thời gian trong việc tìm ra một địa chỉ cung cấp kệ uy tín và chất lượng, mời bạn ghé thăm các sản phẩm kệ Zatec tại website giakezatec.com để biết thêm thông tin và đặt mua cho mình một chiếc kệ ưng ý nhé.

4. Không nên bỏ qua giấy tờ về phòng cháy chữa cháy

Giấy tờ về phòng cháy chữa cháy tuy có thể có sau giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không nên để trống trong thời gian quá lâu càng không được bỏ qua nó. Việc có được giấy tờ này vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp bạn tự tin hơn trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của chính mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hy vọng rằng bạn đã tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?. Chúc bạn thành công mở được cửa hàng của chính mình. Bên cạnh đó hãy nhớ rằng luôn có giá kệ Zatec chúng tôi ở bên cạnh ủng hộ công việc kinh doanh của bạn với những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. 

Xem thêm : Bán tạp hóa có giàu không? 5 Nguồn lãi suất từ bán tạp hóa 

LIÊN HỆ VỚI ZATEC

Showroom: 09, LK6, Dọc Bún 1, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội

Địa chỉ: 07, Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 096.313.2714/0977.759.648

Gmail: sales.zatec@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/zatecvn

Website: https://giakezatec.com/

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *