Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại nông thôn ngày càng phát triển vì thế, nhu cầu của người dân cúng được nâng lên. Mở cửa hàng tạp hóa ở quê đang là xu hướng kinh doanh vô cùng tiềm năng, mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn. Bài viết này, giá kệ Zatec sẽ chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, mời các bạn theo dõi nhé!
Xem Nhanh
Chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn và thành thị khoảng bao nhiêu?
Mô hình mở cửa hàng tạp hóa ở quê hiện đang rất phát triển. Nếu bạn đang có nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa thì vấn đề chi phí là mối bận tâm hàng đầu. Để đảm bảo có thể thành công, đem lại lợi nhuận ổn định thì bạn cần chuẩn bị 200-500 tiền vốn.
Chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn cụ thể còn tùy thuộc vào diện tích cửa hàng lớn hay nhỏ, loại kệ để hàng tạp hóa tốt hay không. Bên cạnh đó, số lượng hàng hóa bạn muốn nhập về như thế nào và thuê nhân viên hay không.
Diện tích 30 – 50m2
- Chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở quê có diện tích rộng 30 – 50m2 ước tính là 20 – 250 triệu đồng.
- Bao gồm: tiền mặt bằng 2 – 5 triệu/ tháng
- Tiền vốn nhập hàng từ 150 – 180 triệu, tiền lắp đặt trang bị giá kệ, máy bán hàng, camera an ninh,…khoảng 35 – 40 triệu.
- Chi phí thuê nhân viên nếu có khoảng 4 – 5 triệu
- 10 triệu cho chi phí phát sinh
Xem thêm : Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn
Diện tích lớn hơn 10m2
Chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn có diện tích lớn hơn 100m2 ước tính là 500 triệu đồng
Bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng 5 – 7 triệu
- Tiền vốn nhập hàng 300 triệu
- Tiền mua trang thiết bị cửa hàng khoảng 80 – 100 triệu, trong đó giá kệ tạp hóa khoảng 50 triệu
- Tiền thuê nhân viên khoảng 4 – 5 triệu/ tháng.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn
Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn có muôn vàn những khó khăn và thách thức. Hãy tham khảo những kinh nghiệm ngay dưới đây, để tránh những rủi ro không đáng có nhé.
Nguồn tham khảo: Nguyễn Chí Dũng Official
1. Lên kế hoạch cho vốn đầu tư
Việc lên kế hoạch cho vốn đầu tư và cân bằng ngân sách phụ hợp giúp bạn hạn chế việc thất thoát ngân sách và tiết kiệm chi phí. Thông thường cửa hàng tạp hóa có diện tích từ 50m2 cần đầu tư 200 – 350 triệu với các khoản chi tiêu sau:
Chi phí nhập hàng hóa ban đầu: 35% – 40%
Chi phí mua thiết bị bán hàng: 15% – 18% bao gồm: kệ trưng bày, bàn thu ngân, phần mềm bán hàng, camera an ninh, máy tính, máy in
Chi phí mặt bằng: 8% – 15%
Chi phí thuê nhân viên: 0% – 3%
Các thiết bị khác: 10% – 15%
Lưu ý bạn cần bảng tính toán vốn đầu tư chi tiết đây là bước đi đầu tiên chắc chắn trong quá trình mở cửa hàng. Nếu làm hời hợt bạn sẽ dễ rơi và tình trạng phỏng đoán ước lượng không cụ thể. Nếu không cụ thể thì thành công của bạn sẽ giảm tỉ lệ đi rất nhiều.
2. Nghiên cứu thị trường nông thôn
Hoạt động kinh doanh hàng tạp hóa ở quê mang lại lợi nhuận cao, nhưng muốn bước chân vào lĩnh vực này, bạn cần nghiên cứu thật kỹ thị trường nông thôn.
Nếu mở gần trường học thì các mặt hàng cần đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ em như đồ dùng học tập, bánh kẹo.
Nếu mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn gần khu dân cư sinh sống thì các mặt hàng đáp ứng nhu yếu phẩm hằng ngày như: bột giặt, gạo, nước, sữa tắm, gia vị,..
Ngoài ra, bạn cũng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về đối thủ, các mặt hàng và giá cả trong khu vực. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra được chiến lược hay ho để thu hút khách hàng thành công tới cửa hàng của mình.
Xem thêm : Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
3. Lựa chọn địa điểm phù hợp ít cạnh tranh
Địa điểm mở cửa hàng tạp hóa ở quê là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nên bạn không thể xem nhẹ. Bạn cần nghiên cứu, khảo sát thị trường để lựa chọn địa điểm mặt bằng có diện tích phù hợp với quy mô cửa hàng mà bạn muốn hướng đến. Lựa chọn mặt bằng phải đảm bảo mang đến sự thoải mái để bài trí, sắp xếp hàng hóa và khách hàng dễ chọn lựa.
4. Tìm nguồn chất lượng giá tốt ở quê
Để đảm bảo mở cửa hàng tạp hóa tại nông thôn hoạt động ổn định lâu dài, bạn cần tìm nguồn hàng chất lượng, giá thành hợp lý. Bạn có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối, siêu thị hay làm đại lý phân phối cho thương hiệu nổi tiếng. Tuyệt đối không nhập hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vì sẽ đem lại nhiều rủi ro kinh doanh cho bạn.
Xem thêm : Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất
5. Lập danh sách nguồn hàng cần mua thời điểm đầu
Khi bắt đầu kinh doanh thì cần nhập rất nhiều mặt hàng với số lượng đa dạng. Để đảm bảo quá trình nhập hàng, bố trí sắp xếp hàng hóa trong quán được dễ dàng, không bị sót bạn nên lập danh sách hàng cần nhập.
- Lập danh sách hàng cần mua để không bị thiếu và giúp bạn quản lý được mặt hàng cần nhập thêm,…
- Bạn nên lên danh sách giá kệ trưng bày hàng tạp hóa, tủ để đồ, tủ lạnh để bảo quản nước uống, sữa chua, kem,…
- Mở cửa hàng cũng rất cần lắp đặt camera an ninh để quản lý, giám sát hoạt động bán hàng của nhân viên.
6. Đầu tư các thiết bị cần thiết trước
Khi quyết định mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn bạn sẽ phải nhập nhiều mặt hàng khác nhau. Bạn nên trang vị các thiết bị cần thiết trước như kệ bán hàng tạp hóa, giá sắt, kệ kho, tủ lạnh bảo quản, giá các mặt hàng tạp hóa,… để có thể cân bằng nguồn vốn. Sau khi đã chuẩn bị ổn thỏa các thiết bị cần thiết thì sẽ sắm dần các thiết bị khác.
Xem thêm:
7. Quản lý cửa hàng hợp lý và thông minh
Để có thể quản lý cửa hàng được hợp lý, thông minh bạn cần sắp xếp hàng hóa hợp lý và khoa học để khách dễ dàng tìm kiếm sản phẩm. Thêm nữa là trong quá trình bán hàng bạn phải bán đúng giá, tính toán nhanh cho khách và nhanh mắt để đề phòng trộm cắp.
8. Lựa chọn phương pháp marketing phù hợp
Dù mở cửa hàng tạp hóa ở quê nhưng cũng cần có chiến lược marketing phù hợp. Vì đây là giải pháp tiếp thị cửa hàng hiệu quả tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách tối đa. Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, bạn nên giao tiếp tốt với nhiều khách hàng tạo sự gần gũi, thân thuộc. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu để lôi kéo khách hàng cố định ở khu vực đó.
9. Trưng bày sắp xếp hàng hóa bắt mắt hợp lý khoa học
Bố trí, sắp xếp hàng hóa gọn gàng, khoa học và bắt mắt giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lấy hàng nhanh chóng. Cách tốt nhất là bạn nên mua kệ đựng đồ để xếp hàng hóa theo từng khu vực rõ ràng, đem lại không gian sạch sẽ thoáng mát mang lại doanh số bán rất cao.
- Theo nhãn hiệu
- Theo màu sắc
- Theo chức năng
- Theo giá thành
- Theo mùa
- Theo trend
10. Lên các chương trình ưu đãi
Để kích thích mua hàng nhiều cửa hàng tạp hóa đã lên nhiều chương trình ưu đãi như giảm giá sản phẩm, mua tích điển, mua 1 tặng 1, freeship,… trong những ngày lễ, ngày vàng, tháng vàng ưu đãi. Đây là cách để gây ấn tượng, gây sự chú ý sẽ giúp khách hàng theo dõi cửa hàng bạn nhiều hơn để có thể tham gia các chương trình giảm giá.
Xem thêm : Cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ
11. Nên có dịch vụ giao hàng tận nơi
Hiện nay, mở cửa hàng tạp hóa ở quê phải bày bán đa dạng có mặt hàng khác nhau để thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài việc bố trí không gian cửa hàng khoa học thì các chính sách giảm giá, khuyến mãi hàng tặng và dịch vụ giao hàng tận nơi là chiến lược kinh doanh rất thông minh. Khách hàng chỉ cần gọi điện thoại đặt hàng, sẽ được nhanh chóng giao tận nơi, hình thức này phù hợp với mọi mặt hàng và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng.
12. Sử dụng các phần mềm quản lý hàng hóa, thu chi
Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải thật nhanh tay nhanh mắt để quản lý, tính tiền thu chi nhanh cho khách hàng. Nếu bạn không đủ tự tin thì lựa chọn hoàn hảo nhất là nên sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa, thu chi. Những ứng dụng này được tích hợp giúp bạn dễ dàng quản lý hàng hóa và thu chi, tránh được tình trạng hàng hóa thất lạc, tiền hàng bị thu thiếu hoặc thừa.
Những khó khăn khi mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hiện nay
Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn ngoài những ưu điểm lớn về sự cạnh tranh và giá mặt bằng thấp thì cũng không tránh khỏi những khó khăn riêng. Cụ thể như:
Khó khăn về khách hàng
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê, dân cư thưa thớt, thu nhập bình quân cũng chỉ ở mức trung bình nên nguồn khách hàng ít ỏi. Vì thế đòi hỏi phải tìm được địa điểm mở cửa hàng gần đường lớn, gần nhà dân.
Khó tìm nguồn hàng
Dù mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố thì vấn đề tìm được nguồn hàng chất lượng, giá rẻ luôn là vấn đề nan giải. Nhất là các địa điểm ở xa trung tâm thành phố, siêu thị,…nguồn cung cấp hàng chất lượng rất khó tìm, vấn đề vận chuyển hàng hóa cũng bị hạn chế. Thông thường các nguồn hàng giá rẻ được lựa chọn là:
- Chợ đầu mối: Tại đây có đa dạng chủng loại hàng hóa từ mẫu mã đến giá thành sản phẩm. Số lượng hàng hóa không bị bắt buộc quá nhiều giúp bạn chủ động về nguồn vốn nhập hàng. Nhưng nguồn hàng này không đảm bảo chất lượng, hàng thật hàng giả lẫn lộn, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm lựa chọn hàng hóa.
- Siêu thị lớn: Nhập hàng ở nông thôn từ siêu thị thường hàng đảm bảo chất lượng nhưng sẽ phải chịu giá cao.
- Hàng nhập khẩu: Đây là nguồn hàng được rất nhiều người Việt ưa chuộng nhưng nó vẫn còn khá mới mẻ tại vùng nông thôn. Thêm nữa, giá cả mặt hàng này cũng khó phù hợp với thu nhập của khách hàng nông thôn.
Xem thêm : Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu
Khó khăn trong việc quản lý và thuê nhân viên
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý hàng hóa và thuê nhân viên. Vì đa số khách lẻ đến mua hàng với số lượng ít và mua nhiều loại, người đến mua lẻ tẻ. Nếu thuê thêm nhân viên thì thừa mà không thuê thêm nhân viên thì tình trạng nhầm lẫn hàng hóa, thất thoát tiền hàng,.. thường xuyên diễn ra.
Khó quản lý hàng hóa
Khi kinh doanh tạp hóa gặp khó khăn trong việc quản lý hàng hóa hơn. Bởi khách mua hàng nhỏ lẻ, mặt hàng được chọn mua lại đa dạng với số lượng lắt nhắt. Chính vì thế là việc thất thoát, lẫn lộn hàng hóa cũng là chuyện thường ngày
Những mẫu cửa hàng tạp hóa nông thôn đẹp mắt thu hút khách hàng
Dưới đây là những mẫu cửa hàng tạp hóa ở nông thôn được setup rất đẹp, thu hút nhiều khách hàng, mời bạn tham khảo.
Trên đây là một số bí quyết kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, cùng những mẫu cửa hàng tạp hóa nông thôn đẹp mắt mà giá kệ Zatec tổng hợp được. Hy vọng những kinh nghiệm này có thể giúp bạn nhanh chóng phát triển, mở rộng quy mô hoạt động trong thời gian tới. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn chọn mua các loại kệ phù hợp, vui lòng liên hệ với giá kệ Zatec. Đây là đơn vị tư vấn, setup thành công cho hàng nghìn dự án mở cửa hàng tạp hóa ở quê, thành phố trên khắp cả nước. Tất cả đều nhận được phản hồi tích cực của khách hàng cả về chất lượng và tính thẩm mỹ.
LIÊN HỆ VỚI ZATEC
Showroom: 09, LK 06, Dọc Bún 1, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
Địa chỉ: 07, Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 096.313.2714 / 0977.759.648
Gmail: sales.zatec@gmail.com
Facebook: facebook.com/zatecvn
Website: giakezatec.com
Xem thêm: