Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ lợi nhuận cao chi phí thấp 2023

Đất nước, đời sống ngày càng phát triển nên nhu cầu mua sắm, sinh hoạt người dân Việt Nam tăng cao. Do đó rất nhiều siêu thị, cửa hàng tạp hóa ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Vậy kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ với chi phí thấp như nào để có thể cạnh tranh được trên thị trường? Bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ về cơ hội và thách thức và những kinh nghiệm kinh doanh nhé.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ lợi nhuận cao chi phí thấp

Xem Nhanh

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa lãi 1-2 triệu/ ngày

Việc mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh hiệu quả chúng ta cần chú ý nhiều vấn đề khác nhau. Nắm rõ các kinh nghiệm khi kinh doanh sẽ giúp chúng ta đạt doanh thu cao, hạn chế rủi ro gây tổn thất tài chính. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở tạp hóa hữu ích dành cho bạn.

1. Nghiên cứu kỹ thị trường

Trước khi kinh doanh mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà thì bạn cần thực hiện nghiên cứu thị trường. Cụ thể, bạn cần hiểu rõ sản phẩm hay thương hiệu nào được ưa chuộng hiện nay? Tìm hiểu về thị hiếu và nhu cầu khách hàng, mức thu nhập khách hàng…. Từ đó, rút kinh nghiệm và có thể lập kế hoạch kinh doanh 1 cách bài bản, chi tiết.

Theo báo cáo mới nhất của Nielsen thì có những phân tích thị trường như sau:

  • Phần lớn người tiêu dùng ở thành phố, nông thôn có thói quen mua sắm hàng hóa tại cửa hàng tạp hóa. Thực tế thống kê có 1.3 triệu cửa hàng tạp hóa chiếm 85% tổng doanh thu trong ngành hàng tiêu tại Việt Nam.
  • Nhóm khách hàng mục tiêu là 70% dân cư sinh sống tại khu vực và 30% khách vãng lai. Khách hàng thích mua sắm tại tạp hóa bởi chi phí hợp lý, gần nhà rất tiện lợi.
  • Lãi suất kinh doanh tạp hóa có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như doanh thu bán sản phẩm, phí trưng bày, hoa hồng chiết khấu của nhà cung cấp, tiền bán ve chai…
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Nghiên cứu kỹ lượng thị trường

2. Nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố

Cửa hàng tạp hóa xuất hiện ở mọi nơi ngay cả trung tâm thành phố và các vùng nông thôn. Mỗi khu vực có những điểm đặc thù khác nhau nên khi mở tiệm tạp hóa cũng có sự khác nhau.  

Tạp hóa tại các vùng quê có phạm vi kinh doanh khá rộng, phục vụ cả khách hàng ở vài làng lân cận. Chi phí cần mở tiệm tạp hóa ở vùng quê không cao, các hàng hóa dễ bán hơn. Tuy nhiên, tổng lượng khách hàng sẽ không đông như ở thành phố. 

Dân cư ở thành phố đông đúc nên số lượng khách hàng có nhu cầu mua nhiều. Tuy nhiên mở tạp hóa ở thành phố thì chi phí tốn kém hơn, sự cạnh tranh cao hơn. Do đó bạn dựa vào số vốn của bản thân để cân nhắc và lên kế hoạch kinh doanh tạp hóa ở khu vực nào tùy theo.

Xem thêm : Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

3. Chọn vị trí cửa hàng thuận lợi

Để thành công trong việc kinh doanh tạp hóa vị trí cửa hàng là yếu tố quan trọng nhất. Với những mặt tiền như đầu ngõ, mặt đường, ngã 3, ngã tư to là lựa chọn tốt nhất. Tùy vào những quy mô khác nhau lựa chọn diện tích cửa tiệm lớn hay nhỏ, cửa hàng mini cũng tối thiểu khoảng 30m2.

Bạn nên chọn những vị trí có lượng đô dân cư, có nhiều người qua lại, trục đường chính mặt đường to để thuê. Một điều quan trọng nữa bạn cân đối tài chính để thuê những mặt bằng phù hợp trước khi kí hợp đồng, thường mỗi hợp đồng từ 6 tháng  – 5 năm.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

4. Xác định chi phí cần thiết

Theo cách mở tiệm tạp hóa thì bạn cần xác định chi phí cần thiết để kinh doanh. Cụ thể như phí thuê mặt bằng, phí đầu tư giá kệ, phí làm biển hiệu, phí thuê nhân viên, phí mua sắm máy in hóa đơn, camera giám sát,… Mức chi phí mở mô hình tiệm tạp hóa bao nhiêu còn phụ thuộc vào quy mô, diện tích kinh doanh.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ và chuyên kinh doanh mặt hàng cơ bản như bánh kẹo, đồ khô, đồ ăn nhanh, … thì bạn cần khoảng 50 – 100 triệu đồng tiền vốn. Đối với các cửa hàng có quy mô lớn thì bạn sẽ cần tới ít nhất 200 triệu để kinh doanh.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Lựa chọn địa điểm đông dân cư

5. Xác định và đầu tư các thiết bị dụng cụ cho cửa hàng

Một kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa tiếp theo là chọn các thiết bị dụng cụ cho cửa hàng khác nhau như: 

  • Tủ kệ trưng bày tạp hóa với nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau
  • Tủ lạnh, tủ đông để bảo quản thực phẩm
  • Máy tính tiền và quầy thu ngân
  • Mua phần mềm bán hàng hỗ trợ quản lý tối ưu
  • Hệ thống đèn chiếu sáng, quạt điện, điều hòa, camera giám sát,…

6. Lựa chọn kệ bán hàng tạp hóa đẹp tiện ích

Để tạo sự khác biệt, chúng ta nên chọn các loại kệ bán hàng tạp hóa tiện ích, nhiều chức năng. Sử dụng kệ bán hàng tạp hóa giúp hàng hóa được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp hơn. Nhờ đó khách hàng cũng thuận tiện khi lựa chọn và mua sắm. lưu ý, cần bố trí, thiết kế lại không gian cửa hàng mới lạ, tối giản nhưng đảm bảo tính logic. 

Chủ cửa hàng cần tìm hiểu thật kỹ về quy chuẩn trang trí nội thất bên trong cửa hàng tạp hóa. Cụ thể như cách trưng bày kệ hàng, cách đặt biển quảng cáo… nhằm đạt hiệu quả về bán hàng và thu hút người mua.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Kệ bán hàng tạp hóa giúp hàng hóa được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp hơn

7. Lên các danh sách mặt hàng cần nhập về

Mô hình cửa hàng tạp hóa có sự đa dạng nguồn hàng giúp thu hút và chiếm được lòng khách hàng. Tuy nhiên bạn cần phải cân đối số vốn mình có và nhu cầu thực tế ngoài thị trường. Từ đó có thể lên danh sách các mặt hàng hóa cần nhập về bán 1 cách khoa học, đầy đủ.    

Khi lên danh sách hàng hóa cần nhập về chi tiết thì bạn mới có thể tính toán được chi phí cần có. Danh sách hàng hóa này còn phụ thuộc vào giá cả, đối tượng khách hàng hướng đến.

Nếu bạn mới mở cửa hàng tạp hóa thì chỉ nên nhập đa dạng chủng loại và thương hiệu với số lượng không quá nhiều. Nhờ đó khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn khác nhau cho khách hàng. Sau khi bạn đã nắm được thói quen mua sắm, tiêu dùng người mua hàng sẽ có phương án nhập hàng hợp lý.

Lưu ý không nên nhập quá nhiều hàng hóa và  dự trữ trong kho vì sẽ khiến tồn động vốn và sản phẩm. Về lâu dài hàng hóa sẽ dễ bị hư hỏng, ẩm mốc và hết hạn sử dụng.

Xem thêm : Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Lên danh sách hàng hóa

8. Lựa chọn nguồn hàng và nhà cung cấp tốt

Lựa chọn nhà cung cấp, nguồn hàng tốt có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Khi bạn nhập hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp sẽ giảm được giá đầu vào và nhận được nhiều ưu đãi, hoa hồng, chiết khấu lớn. Các nguồn hàng mà bạn có thể tham khảo như: 

  • Một số chợ đầu mối lớn để bạn có thể nhập các loại hàng hóa như chợ ở Vĩnh Phúc, chợ La Phù, chợ Tân Bình, An Đông, …
  • Các nhà cung cấp siêu thị bán buôn với sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng hàng hóa đảm bảo. Các siêu thị bán buôn này sẽ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa đến tận cửa hàng cho bạn.
  • Nguồn hàng khi làm đại lý phân phối cho các hãng bán lẻ lớn để nhận được quyền lợi về giá ưu đãi, chiết khấu cao, vận chuyển hàng hóa tận nơi,…

9. Đặt tên cửa hàng đơn giản

Việc đặt tên công ty cũng rất quan trọng, đây là cách tiếp cận khách hàng cũng như phát triển bộ nhận diện thương hiệu cách dễ dàng. Chủ cửa hàng nên để tên đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ thường là gắn liên với tên chủ tiệm mang lại tính đặc trưng cho quán. Ví dụ: Đầu làng, Cây xanh hay Xoa Điếc, Bình Điếc,…

10. Thuê nhân viên và quản lý nhân viên hiệu quả

Đối với những cửa hàng có lượng khách đông, một mình bạn không thể đảm đương các công việc thì nên thuê nhân viên. Việc thuê nhân viên cần tùy theo điều kiện tài chính và nhu cầu của bạn. 

Thông thường mức lương thuê nhân viên bán tạp hóa dao động từ 4-7 triệu tùy khu vực. Lưu ý, khi thuê nhân viên bạn cần biết cách quản lý hiệu quả để tránh tình trạng thất thoát hàng hóa.  

11. Luôn cố gắng giữ chân khách hàng

Lượng khách hàng ổn định và thường xuyên sẽ giúp đảm bảo doanh thu mang về cho cửa hàng. Do vậy, bạn cần thu hút và cố gắng giữ chân khách hàng với cửa hàng của mình nhờ các chính sách hấp dẫn.  

Ví dụ như mua hàng khuyến mãi, có các sự kiện bán hàng đồng giá, giảm giá vào các dịp lễ lớn. Tư vấn cho khách hàng mua hàng một cách chuyên nghiệp, chu đáo. Thái độ phục vụ khách hàng luôn cởi mở, thân thiện và tận tâm. Đa dạng các mặt hàng cung cấp và đảm bảo chất lượng…

 Luôn cố gắng giữ chân khách hàng
Luôn cố gắng giữ chân khách hàng

12. Chuẩn bị giấy tờ kinh doanh đầy đủ

Đối với các cửa hàng tạp hóa cần phải đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại cơ quan có chuyên môn. Riêng các cửa hàng có quy mô lớn hơn cần có thêm các loại giấy tờ như: Giấy phép đăng kí kinh doanh, giấy vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu phòng cháy chữa cháy….

Xem thêm : Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Cách mở cửa hàng tạp hóa chuẩn tối ưu chi phí

Việc mở cửa hàng tạp hóa không quá khó khăn nhưng cần tuân thủ theo các quy định và các bước thực hiện để đem lại hiệu quả tốt nhất theo các bước như sau:

1. Lựa chọn địa điểm đông dân cư

Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ tiếp theo là chọn địa điểm đông dân cư,  thuận tiện giao thông. Ví dụ như trung tâm thành phố, gần cơ quan, công ty, trường học,… để có thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm cao.  

Khi bạn mở bắt đầu kinh doanh tạp hóa ở những nơi này thì sẽ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu mua sắm cho khách hàng hơn các khu vực thưa dân cư khác. Đối với các vùng quê, dân cư vừa phải thì bạn nên mở cửa hàng nhỏ lẻ. Bởi khu vực này có nhu cầu thấp nên không mở cửa hàng quá lớn tránh hàng tồn kho, hư hỏng gây thiệt hại.

2. Quản lý cửa hàng tốt thông minh

Chúng ta nên sử dụng các phần mềm bán hàng để quản lý cửa hàng thông minh hơn, hạn chế tổn thất hàng hóa. Hơn nữa còn giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát được doanh thu, lợi nhuận kinh doanh. 

Hiện nay có khá nhiều phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa khác nhau để bạn chọn lựa. Tùy theo quy mô, tài chính của mỗi cửa hàng để tìm kiếm giải pháp quản lý phù hợp nhất.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Quản lý cửa hàng tốt thông minh

3. Hãy trang trí và sắp xếp hàng hóa khoa học đẹp mắt

Cửa hàng tạp hóa cung cấp rất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Do đó, chúng ta cần sắp xếp khoa học, đẹp mắt để thu hút khách hàng tham quan, mua sắm. Việc bố trí, sắp xếp hàng hóa khoa học, đẹp mắt là lợi thế giúp thu hút khách hàng ghé thăm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của khách hàng.

Các nguyên tắc về cách sắp xếp sản phẩm bày bán trong cửa hàng tạp hóa như sau: 

  • Những sản phẩm đồ ăn nhanh như bánh ngọt, bim bim, bánh mì, nước giải khát,… nên bày trí khu vực bên ngoài cửa hàng để dễ thấy, dễ mua.
  • Phân chia hàng hóa theo từng quầy như quầy đồ đông lạnh, quầy hàng khô, quầy thực phẩm tươi sống. Sắp xếp hàng hóa bán chạy ở vị trí dễ nhìn thấy, ngang tầm mắt người tiêu dùng. 
  • Bố trí các mặt hàng như nước rửa chén, nước lau sàn, bột giặt,… ở kệ dưới.
  • Cần tạo các chú thích về sản phẩm, giá bán sản phẩm tại mỗi quầy hàng giúp khách hàng thuận tiện khi mua sắm.
  • Hàng hóa có thời hạn sử dụng gần nhất cần được sắp xếp bên ngoài kệ hàng. Điều này nhằm hạn chế tình trạng hàng hóa gần hết hạn tồn kho lâu gây thiệt hại khi kinh doanh.

Xem thêm: Cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ

4. Lập kế hoạch chiến lược quảng cáo và khai trương cửa hàng

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tiếp theo là lên kế hoạch quảng cáo và khai trương cửa hàng. Đừng quên làm biển cửa hàng thật ấn tượng nhằm thu hút khách  ghé cửa hàng của bạn. 

 Một số cách thức để quảng bá thương hiệu tạp hóa như: 

  • Đặt tên cửa hàng cần có sự ngắn gọn, dễ nhớ và gây ấn tượng mạnh. Ví dụ như tên chính chủ nhân cửa hàng, tên người thân gia đình…
  • Làm biển quảng cáo đặt trước cửa hàng hay biển quảng cáo treo phía trên cửa hàng với hình ảnh sắc nét, thông tin rõ ràng. Đây là điểm đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy khi ghé thăm cửa hàng của mình.
  • Dịch vụ khách hàng tốt mới có thể cạnh tranh được với các đơn vị lớn trong ngành bán lẻ. Lưu ý người bán hàng khi giao tiếp với khách hàng cần luôn thân thiện, niềm nở, lịch sự.
  • Chủ cửa hàng có thể triển khai các chiến lược quảng cáo như giảm giá bán, khuyến mãi, tặng quà, tích điểm đổi quà…  

5. Xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

Việc tặng kèm các món quà nhỏ như cục gôm, cái kẹo… cho các khách hàng khi mua hàng hóa sẽ gây thiện cảm cao. Hoặc chủ tiệm tạp hóa chấp nhận giảm bớt thêm lãi để bán giá sản phẩm thấp hơn thị trường… Nhờ đó mà bạn có thể thu hút được số lượng khách hàng lớn khi mở cửa hàng tạp hóa.

Xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết
Xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

6. Nâng cao dịch vụ chăm sóc khác hàng

Ngoài việc tung ra các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Thì làm phiếu tích điểm với nhiều chiết khấu, khuyến mãi cũng là cách níu chân khách hàng.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
3 giấy tờ chính cần chuẩn bị

7. Giao hàng tận nơi

Hiện nay nhu cầu mua hàng qua mạng và giao hàng tận nơi khá cao bởi cuộc sống người dân khá bận rộn và rất cần sự tiện ích. Do đó để thu hút đông đảo nhóm khách hàng này bạn hãy mở rộng hình thức giao hàng tận nơi. 

Đây là dịch vụ mà cửa hàng của bạn nên áp dụng để tăng sự đánh giá tốt từ người mua hàng. Cung cấp tiện ích cho khách hàng đầy đủ sẽ giúp níu chân khách hàng quay lại với bạn nhiều hơn.

8. Tránh bị kẻ gian lừa đảo lừa đảo

Chúng ta cần tránh bị gặp gian lận, lừa đảo cẩn thận với các kẻ gian giả danh tiếp thị để bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Ngoài ra, chủ cửa hàng cũng cần thận trọng tránh nhầm lẫn về tiền bạc. Bạn nên có cái túi nhỏ gọn, quầy thu ngân riêng để tránh bị nhầm lẫn khi nhận tiền, trả tiền thừa.

Những thách thức khi mở cửa hàng tạp hóa hiện nay

Thị trường kinh doanh hàng tạp hóa hiện nay rất cạnh tranh nhưng không phải không thể phát triển. Dưới đây là những thách thức mà bạn có thể gặp phải khi kinh doanh tiệm tạp hóa.

1. Cần vốn đầu tư lớn

Để mở tiệm tạp hóa cần số lượng hàng hóa nhập hàng về để kinh doanh là khá lớn. Do vậy, bạn sẽ cần nguồn tài chính nhiều, nguồn vốn lớn để có thể nhập hàng. Bạn có thể chọn nhập hàng có hỗ trợ vay vốn hay chỉ cần trả trước một nửa hoặc vay thêm vốn bên ngoài để đáp ứng việc kinh doanh.

Xem thêm: Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Cần nhiều vốn để mở của hàng

2. Cần nhập nguồn hàng lớn 

Cửa hàng tạp hóa nhỏ hay lớn cũng cần đáp ứng đầy đủ các sản phẩm thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân trong khu vực. Do vậy cần nhập đủ số lượng và thể loại hàng hóa để tăng nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. 

Mỗi chủng loại hàng hóa nên nhập nhiều thương hiệu khác nhau để tăng thêm nhiều sự lựa chọn. Từ đó bạn sẽ xem xét được thị hiếu tệp khách hàng của mình để điều chỉnh hợp lý nhất khi nhập hàng.

3. Cần tìm nguồn hàng giá tốt, giá rẻ nhưng chất lượng

Thách thức lớn khi mở tạp hóa là không tìm được nguồn hàng phù hợp. Bởi thực tế nguồn nhập hàng khá nhiều nhưng đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng. 

Ban đầu bạn nên chọn nhiều nguồn hàng để tổng hợp và chọn ra được 2 -3 nguồn hàng tốt nhất. Có khá nhiều nguồn hàng khác nhau như chợ đầu mối, siêu thị bán sỉ, các nhà phân phối lớn, hãng sản xuất… 

Xem thêm : Bảng giá hàng tạp hóa giá sỉ 2022

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Cần tìm nguồn hàng giá tốt, giá rẻ nhưng chất lượng

4. Thiếu kỹ năng quản lý và cách bán hàng

Trước đây các cửa hàng tạp hóa khá thiếu kỹ năng quản lý và cách bán hàng. Đây cũng chính là điểm yếu khiến các cửa hàng khó có thể cạnh tranh với các ông lớn ngành bán lẻ như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi… Do vậy việc cập nhật kiến thức để bán hàng hiệu quả, thông minh là điều cần thiết để  thu hút khách hàng. 

5. Thị trường có nhiều đối thủ lớn ( siêu thị – vmart – cửa hàng tiện lợi )

Đặc biệt có khá nhiều đối thủ cạnh tranh lớn đối với tiệm tạp hóa như siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Những đối thủ cạnh tranh này có quy mô lớn, hệ thống nhân viên được đào tạo bài bản, thương hiệu uy tín… Đây chính là một thách thức mà chúng ta gặp phải khi kinh doanh tạp hóa.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Có nhiều đối thủ lớn trên thị trường

Những cơ hội khi mở cửa hàng tạp hóa

Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thì đây là ngành nghề có nhiều cơ hội để phát triển, đem lại lợi nhuận. Cụ thể một số cơ hội mở ra đối với lĩnh vực kinh doanh tạp hóa như sau:

1. Mô hình kinh doanh an toàn

Kinh doanh tạp hóa được đánh giá là hình thức kinh doanh khá an toàn, dễ quản lý. Đặc biệt với mô hình này thì mọi đối tượng đều có thể làm được. Bất kể bạn là người có học thức, người lao động chân tay, người trung tuổi hay nhỏ tuổi đều có thể áp dụng mô hình kinh doanh này. 

Mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa được đánh giá không có quá nhiều rủi ro gây thất bại. Do đó trong bối cảnh kinh tế đang biến động thì kinh doanh tạp hóa cũng là kênh đáng để chúng ta đầu tư.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Mô hình kinh doanh tạp hóa an toàn

2. Nhu cầu mua hàng có xu hướng ngày càng tăng

Hiện nay, các mặt hàng thiết yếu là rất cần thiết cho đời sống hàng ngày. Do đó nhu cầu mua hàng tạp hóa luôn tăng cao, đặc biệt khi đời sống người dân được phát triển hơn, chú trọng về sức khỏe hơn. 

Người dân có nhu cầu sử dụng các mặt hàng thiết yếu chất lượng hơn, có thương hiệu uy tín và sự đa dạng về chủng loại. Đây chính là cơ hội để ngành có thể phát triển.

3. Phù hợp nhiều thị trường

Mở cửa hàng tạp hóa được đánh giá là mô hình kinh doanh phù hợp cho cả khu vực nông thôn và thành thị. Đây là hình thức kinh doanh đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nhiều đối tượng khách hàng. Do đó bạn có thể chọn lựa kinh doanh ở nông thôn hay thành phố đều phù hợp và có hiệu quả nếu đúng cách.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Phù hợp nhiều đối tượng, nhiều địa điểm

4. Nguồn hàng dồi dào dễ tìm kiếm

Nguồn hàng tạp hóa vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại. Đặc biệt, có nhiều nguồn hàng để bạn lựa chọn cung cấp cho cửa hàng của mình. Nguồn cung hàng hóa đến từ nhiều thương hiệu lớn nhỏ khác nhau, trong và ngoài nước. Do vậy, chủ cửa hàng có thể dễ dàng lựa chọn các mặt hàng đáp ứng thị hiếu nguồn khách hàng của mình. 

Xem thêm: Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu?

5. Có nhiều chính sách hỗ trợ

Khi kinh doanh mô hình tạp hóa hiện đại thì được nhà nước đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển. Đó chính là những cơ hội lớn để ngành tạp hóa này phát triển.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa đến bạn đọc. Để có thể kinh doanh tiệm tạp hóa hiệu quả không thể thiếu được các loại giá kệ bán hàng. Đây là dụng cụ thiết yếu để trưng bày hàng hóa đẹp mắt hơn, thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm. Hãy liên hệ giá kệ Zatec theo thông tin dưới đây để được tư vấn về các loại giá kệ hàng tạp hóa mới nhất. 

LIÊN HỆ VỚI ZATEC

  • Showroom: 09, LK 06, Dọc Bún 1, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
  • Địa chỉ: 07, Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 096.313.2714 / 0977.759.648
  • Gmail: sales.zatec@gmail.com
  • Facebook: facebook.com/zatecvn
  • Website: giakezatec.com

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

One thought on “Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ lợi nhuận cao chi phí thấp 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *